Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận,…Phần lớn, bệnh tăng huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ ngày càng gia tăng. Do đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng đối với người bị cao huyết áp. Ngoài việc, giảm lượng muối thì những người bị cao huyết áp không nên ăn gì? Cùng ngaviet.com tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
Xem thêm:
- Top 25 thực phẩm tốt cho người cao huyết áp (không nên bỏ qua)
- Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ (thường hay chủ quan)
1. Muối
Muối đóng một vai trong quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều muối mỗi ngày đối với người cao huyết áp là không nên. (1)
Trung bình, người huyết cao không nên dùng quá 2.300 mg muối natri (tương đương 1 muỗng cà phê) mỗi ngày. Khi ăn trái cây hạn chế chấm thêm muối.vit
Cần loại bỏ: nước mắm, nước tương, cá khô, dưa muối,…ra khỏi thực đơn hàng ngày cho người cao huyết áp.
2. Thịt nguội, thịt xông khói
Sự tiện lợi của những loại thực phẩm này khiến nhiều người thích thú và ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chúng lại chứa một lượng muối natri tương đối cao, vì trong quá trình sản xuất thịt đã được ướp tẩm gia vị sẵn và bảo quản cùng với muối.
Do đó, thịt nguội và thịt xông khói không được khuyến cáo sử dụng khi bị bệnh cao huyết áp.
3. Thực phẩm đã qua chế biến
Người cao huyết áp nên kiêng những gì? Câu trả lời không thể thiếu các loại thực phẩm đã qua chế biến.
Cũng tương tự như thịt nguội hay thịt xông khói kể trên, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn cực kỳ tiện lợi nhưng lại chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa mà hai chất béo này được chỉ định không tốt cho tim mạch.
Chất béo bảo hòa làm tình trạng lượng cholesterol tăng cao, tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường type 2.
Một số thực phẩm đã qua chế biến mà bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế như:
- Mì tôm
- Bánh mặn
- Gà rán
- Khoai tây chiên
- Giò, chả, pate
- Phủ tạng động vật,…
4. Dưa chua
Để giữ được độ tươi ngon nên dưa chua sử dụng rất nhiều muối. Dưa chua càng lâu lượng muối hấp thụ càng cao. Do đó, khi bị cao huyết áp nên kiêng dưa chua bạn nhé!
5. Đường
Không chỉ có ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì mới kiêng cữ đường đâu nhé! Nạp quá nhiều đường sẽ dễ làm bạn tăng cân gây béo phì, khi béo phì thì nguy cơ bị huyết áp cao có chiều hướng gia tăng.
Có thể bạn cần: Các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường? Người bị tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
6. Rượu bia, trà đặc
Vốn dĩ uống nhiều rượu bia đã không tốt cho sức khỏe, việc hạn chế uống rượu bia có thể giảm nguy cơ huyết áp cao.
Bên cạnh đó, việc uống rượu có thể làm tăng tương tác với thuốc huyết áp mà người bệnh đang dùng. Do đó, người bị cao huyết áp tốt nhất không nên uống rượu bia.
Ngoài ra, các chất kích thích khác như: cà phê, thuốc lá, nước trà đậm đặc…có chứa cafein nên thường làm đầu óc hưng phấn dẫn đến tim đập nhanh và tăng huyết áp. Thay vào đó bạn có thể sử dụng hạt sen hoặc ngó sen.
Top 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể giúp bạn “sống thọ” hơn nếu được bổ sung đầy đủ
7. Phủ tạng động vật
Cao huyết áp không nên ăn gì? Câu trả lời đó chính là phủ tạng động vật. Những loại thức ăn từ phủ tạng động vật như: óc, tim, gan, mề, lòng,…rất này giàu cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và làm tăng huyết áp.
8. Tránh ăn thức ăn cay và đồ ăn linh tinh
Các thức ăn cay hay đồ ăn linh tinh dẫn đến đại tiện khó khăn, táo bón. Khi đại tiện khó khăn sẽ làm tăng huyết áp, và có nguy cơ gây xuất huyết não.
Có thể bạn chưa biết:
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
9. Nguyên tắc điều trị cao huyết áp có thể bạn chưa biết
Bạn biết không? Khi huyết áp tăng nhưng ở mức vừa phải (dưới 160/100mmHg) và không kèm theo các bệnh lý như: tiểu đường, suy tim, suy thận,… thì bệnh nhân vẫn có thể sử dụng các biện pháp điều trị mà không dùng thuốc để kiểm soát đường huyết như:
9.1. Về chế độ sinh hoạt
- Thói quen luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, chạy, nhảy dây, bơi lội, bóng bàn, cầu lông, tập yoga…
- Loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia
- Tinh thần thư thái, tránh stress, tình cảm ít xúc động
- Không nên tập trung vào những nơi quá đông người
9.2. Về chế độ ăn uống
- Tăng Kali, canxi
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
- Giảm muối
- Giảm chất béo, giảm năng lượngtiêu
- Giảm rượu,…
Xem thêm: Vitamin C có trong thực phẩm nào? Top 12 thực phẩm nhiều vitamin C hơn cam
Và cụ thể như sau:
Người bị tăng huyết áp nên ăn các loại thực phẩm như:
- Ngũ cốc thô
- Tôm, cá, gia cầm (bỏ da)
- Đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng)…
- Các loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao;
- Uống sữa không béo.
- Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, điều hòa huyết áp.
10. Khi nào bị tăng huyết áp cần dùng thuốc?
– Người bị huyết áp cao trên 160/100mmHg
– Người huyết áp trên 140/90mmHg nếu có kèm 3 yếu tố nguy cơ (tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng đường huyết…) hoặc kèm theo bệnh lý như: tiểu đường (tương đương với ba yếu tố nguy cơ),…
– Huyết áp cao nhưng sau 12 tháng áp dụng các biện pháp không thuốc kể trên mà vẫn không thuyên giảm.
>>> Bài viết được tham khảo bởi nguồn: Tâm Anh Hospital, Vinmec.com