Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo thường thai kỳ. Đây là tình trạng chuyển hóa đường trong cơ thể khi chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai.

Thông thường, mẹ bầu bị tiểu đường được phát hiện vào tháng thứ 4 và thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, việc kiểm soát thức ăn trong quá trình mang thai đối với mẹ bầu là điều không hề dễ dàng. Vì thời gian này sản phụ rất thèm ăn, đặc biệt là các của “lạ” khiến nhiều chị em đứng ngồi không yên.

Nhưng nếu không kiểm soát lượng đường thời kỳ mang thai thì sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Trong bài viết này, ngaviet.com sẽ giúp mẹ bầu biết được giai đoạn tiểu đường thai kỳ nên ăn những gì cũng như thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường như thế nào thì mới hợp lý. 

Xem thêm:

1. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Cân bằng chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh tiểu đường đã khó đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn khó hơn. Vì luôn phải suy nghĩ cách nào để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết mà không làm tăng đường huyết. 

Ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều sản phụ. 

Tuy nhiên, trước khi áp dụng chế độ kiêng cữ, mẹ bầu cần biết mình có bị đái tháo đường thai kỳ hay không thông qua việc xét nghiệm máu.

Xem thêm: Những dấu hiệu “cảnh báo” bạn đang bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu chớ chủ quan

bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì

Theo khuyến cáo, mẹ bầu chỉ cần cân bằng 4 nhóm thực phẩm sau: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Và sau đây là thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể áp dụng:

1/ Nhóm tinh bột:

  • Gạo lứt còn vỏ cám
  • Bún tươi
  • Gạo tấm
  • Các loại đậu nguyên hạt
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Bánh mì nâu,…

2/ Nhóm chất đạm:

Cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa,…

3/ Nhóm rau củ 

Mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày và nên ăn trước các bữa ăn chính.

4/ Nhóm trái cây:

Chọn loại ít ngọt, loại quả có chỉ số đường huyết thấp. Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 2-3 suất, mỗi bữa từ 50 – 100g trái cây tùy loại ngọt nhiều hay ít.

5/ Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa:

Nên sử dụng sữa đậu nành, sữa chua, phô mai không đường.

2. Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Tất cả các loại trái cây đều có chứa một lượng đường tự nhiên do đó nhiều bà bầu lo sợ không biết khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì. Và sau đây là một số trái cây nên ăn: Bưởi, chanh, cam, lê, roi, táo, ổi…

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì

  • Bưởi: Là loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,…Theo nghiên cứu, trong nước bưởi có chứa một thành phần tương tự như insulin do đó hỗ trợ hạ đường huyết rất tốt.
  • Táo: là loại quả bổ dưỡng, có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng sức đề kháng. Theo một số nghiên cứu, khi phụ nữ ăn táo đều đặn mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do đó, trong thực đơn  tiểu đường thai kỳ vẫn có thể bổ sung táo nhé!
  • Cam: Là loại trái cây được ưu tiên hàng đầu khi bị cảm cúm và cần tăng sức đề kháng, đối với bệnh tiểu đường cũng vậy. Bổ sung quả cam mỗi ngày sẽ mang lại tác dụng tích cực nhờ khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bởi trong quả cam chứa hàm lượng vitamin C cao, giàu chất xơ, ít đường.
  • Quả roi (mận miền Nam): Đây được xem là loại quả an toàn cho người bị tiểu đường nhờ khả năng có thể khống chế và kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu ai còn thắc mắc bị tiểu đường thai kỳ ăn quả roi được không thì câu trả lời là CÓ nhé!

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu chớ bỏ qua

3. Tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì?

3.1. Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Thành phần nước dừa có chứa kali và magie, ít calo và chất béo, là loại nước lợi tiểu, giúp đào thải chất độc trong cơ thể một cách hiệu quả, nước dừa tự nhiên nên rất tốt cho cả mẹ và bé. 

Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên uống quá nhiều trong 1 ngày, mặc dù nước dừa ít đường nhưng vẫn chứa một lượng đường nhất định, do đó mẹ bầu chỉ nên uống 1-2 quả dừa mỗi ngày và chia nhỏ theo các bữa ăn phụ. 

3.2. Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?

tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không

Nếu trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ được phép ăn quả cam thì liệu có được uống nước cam không nhỉ? 

Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng nước cam nguyên chất, tuyệt đối không cho thêm đường vào nhé! 

3.3. Tiểu đường thai kỳ có được uống mật ong?

Mật ong là thực phẩm chứa nhiều công dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe đến việc làm đẹp. Mật ong rất ngọt khiến nhiều người bị tiểu đường cho vào danh sách “đen” top các loại đồ ăn nên loại ra thực đơn của người tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể dùng từ 2-3 muỗng mật ong để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là khi kết hợp mật ong với nước chanh rất tốt nhưng việc dùng mật ong cũng nên được kiểm soát.

3.4. Tiểu đường thai kỳ có được uống nước mía không?

Nước mía là đồ uống tự nhiên, có vị ngọt được ép từ cây mía, một số điểm bán có pha thêm với đường để tăng độ ngọt. 

Nước mía cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên hàm lượng đường trong loại nước này tương đối cao. Do đó, mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo KHÔNG nên uống nước mía.

3.5. Tiểu đường thai kỳ uống nước yến được không?

Ăn yến sào bồi bổ cơ thể rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường. Tuy nhiên, với các loại nước yến bày bán trên thị trường thì mẹ bầu nên hạn chế và chỉ nên chọn loại yến sào, nước yến không đường để sử dụng.

Xem thêm: Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì? Top 6 cách giúp bé ăn ngon mẹ nên biết

3.6. Tiểu đường thai kỳ uống nước lá vối được không?

Tiểu đường thai kỳ uống nước lá vối được không

Nước vối hay trà vối được dùng để sử dụng hàng ngày như một loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể. Đối với bà bầu sử dụng lá vối sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiểu đường thai kỳ, giúp thanh lọc cơ thể và chống lại oxy hóa. 

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng mà uống quá nhiều, chỉ nên uống 1 ly nước vối/ngày.

3.7. Tiểu đường thai kỳ uống nước đậu đen được không?

Nước đậu đen cũng là loại nước tự nhiên, có thể thay thế nước lọc bình thường để giải khát. Nước đậu đen giàu Protein, vitamin nhóm B, acid folic,…Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ CÓ thể uống nước đậu đen để kiểm soát lượng đường.

3.8. Tiểu đường thai kỳ uống nước đậu nành được không?

Mẹ bầu được khuyến cáo nên uống sữa đậu nành tuy nhiên là sữa đậu nành KHÔNG đường nếu bạn đang trong giai đoạn mắc tiểu đường thai kỳ.

4. Tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì?

tieu-duong-thai-ky-nen-an-rau-gi

Trong thực đơn tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu chắc chắn không thể nào thiếu rau. Và sau đây là các loại rau tốt cho bà bầu bị tiểu đường:

  • Bí ngô
  • Rau dền
  • Bông cải xanh
  • Dưa chuột
  • Măng tây
  • Cải bó xôi
  • Cà rốt
  • Rau họ đậu
  • Hành tây.

Xem thêm: Top những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn?

5. Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì? Tiểu đường thai kỳ không nên ăn hoa quả gì? Chắc chắn là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Và đây là câu trả lời:

bị tiểu đường không nên ăn gì

  • Các thực phẩm chứa nhiều đường làm khả năng tăng đường huyết nhanh chóng như: Bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây quá ngọt như mít, sầu riêng, mãng cầu ta,…
  • Hạn chế ăn nhiều tinh bột trong ngày
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều muối: thịt khô, mì tôm, xúc xích, các thức ăn đóng hộp chế biến sẵn
  • Đừng vì giảm ngọt mà tăng độ mặn, việc ăn muối natri cũng nên hạn chế
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất béo như: bơ, đồ ăn chiên xào, rán sẵn, phủ nội tạng, mỡ động vật,…
  • Không nên uống các loại nước ép trái cây ngọt, nước uống có gas,…
  • Hạn chế uống nước có cồn, các chất kích thích: rượu, bia, cà phê,…

Trên đây là toàn bộ các thông tin về việc bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?  Hy vọng các chị em phụ nữ mang thai sẽ không cảm thấy quá căng thẳng về việc cân bằng chế độ dinh dưỡng.

Nguồn bài viết được tham khảo bởi: vinmec.com, Hồng Ngọc Hospital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *