Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi. Những diễn biến của người bị cao huyết áp diễn ra khá âm thầm nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng như gây nên bệnh tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim….Tuy nhiên, không chỉ ở người lớn tuổi mà ngày nay dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ tuổi ngày càng cao gây tác động xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả công việc. Vậy nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ là do đâu? Những triệu chứng phổ biến khi người trẻ bị cao huyết áp? cùng ngaviet.com tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm:
- Top 25 thực phẩm tốt cho người cao huyết áp (không nên bỏ qua)
- Người bị cao huyết áp không nên ăn gì? Top 8 thực phẩm cần tránh
- Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
1. Những dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ
Các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ thường gặp như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, say xẩm mặt mày…nhưng lại chẳng mấy quan tâm. Một số bạn trẻ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đến khám bác sĩ vì một lý do nào khác thì mới phát hiện mình bị cao huyết áp và lúc đó mới tới tấp đi tìm cách chữa trị.
Đa phần các triệu chứng sau đây rất thường gặp ở người bị cao huyết áp:
- Không tập trung, thường bị mất kiên nhẫn
- Dễ nóng giận, cảm xúc biểu hiện rất thất thường
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, say xẩm mặt mày. Đặc biệt, đau phía sau đầu và thường xảy ra vào những buổi sáng sớm.
- Rối loạn vận ngôn thoáng qua
- Tê các đầu ngón tay
- Yếu liệt ½ người…
Bên cạnh đó, thay vì xuất hiện những diễn biến âm thầm lặng lẽ, khó đoán thì có nhiều bạn trẻ có triệu chứng cao huyết áp rất rõ rệt như:
- Đau đầu vô cùng dữ dội
- Tim đập nhanh, da tái nhợt
- Cơ thể đổ mồ hôi hay vọp bẻ
- Người bị yếu liệt 2 chân…
Khi các bạn trẻ gặp những triệu chứng như trên thường sẽ có mức huyết áp rất cao và nên được người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
2. Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ
Ở người lớn tuổi cao huyết áp được xem là bệnh mạn tính và có đến 90 – 95% không có nguyên nhân. Tuy nhiên, ở người trẻ lại khác, nguyên nhân gây huyết áp cao ở người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) nhiều hơn, một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Người trẻ bị mắc các bệnh lý thận mạn tính: hẹp động mạch thận, u thượng thận, bệnh lý chủ mô thận,…
- Mất thăng bằng nội tiết tố
- Thường xuyên uống quá nhiều rượu …
Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng góp làm huyết áp cao ở người trẻ như:
- Hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động)
- Béo phì
- Quá căng thẳng, stress
- Lúc nào cũng ăn quá mặn,…
3. Huyết áp cao ở người trẻ là bao nhiêu?
Huyết áp cao ở người trẻ là bao nhiêu? Đây chắc hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
Huyết áp ở một người bình thường:
- HA max (huyết áp số trên) 120 – 129 mmHg
- HA min (huyết áp số dưới) 80-84mmHg
Còn chỉ số được cho là cao huyết áp ở người trẻ khi:
- HA max từ 140 mmHg trở lên
- HA min từ 90 mmHg trở lên.
Tuy nhiên, giải pháp tối ưu nhất để biết liệu bạn có đang bị bệnh cao huyết áp ở người trẻ hay không thì nên đến các cơ sở y tế có các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đo huyết áp chính xác nhé!
4. Cách phòng và điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ
Có những giải pháp không cần dùng thuốc như cân bằng chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt nhưng vẫn có thể làm hạ huyết áp, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi như:
- Không hút thuốc lá
- Ngưng uống rượu bia
- Tăng cường các hoạt động thể dục nâng cao sức khỏe như: đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập dưỡng sinh
- Duy trì trọng lượng phù hợp
- Chế độ ăn: giảm muối, ít đường, bổ sung đạm (thịt, sữa, tôm, cua,..) và chất xơ, vitamin khoáng chất trong các loại trái cây, rau màu xanh, hạn chế mỡ động vật,…
- Để đầu óc được thư giãn, hạn chế căng thẳng.
Có thể bạn chưa biết:
Top 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể giúp bạn “sống thọ” hơn nếu được bổ sung đầy đủ
Tuy nhiên, như đã thông tin ở trên, ngaviet.com luôn khuyến khích các bạn nên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe để bác sĩ có hướng xử lý cũng như giải pháp trị bệnh kịp thời.
Nếu bạn cảm thấy bản thân có một trong dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ mà ngaviet.com đã liệt kê ở trên thì nên có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh cũng như sử dụng đầy đủ các loại thuốc mà bác sĩ kê khám để ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp đột ngột nhé!
Các trường hợp mắc những triệu chứng cao huyết áp nặng thì nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.