Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

Bất kỳ ai khi mang thai cũng đều mong muốn bản thân có một sức khỏe tốt để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, việc mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gây cho họ rất nhiều lo lắng. Theo nghiên cứu, trung bình cứ 100 người phụ nữ mang thai sẽ có từ 2 – 4 người bị tiểu đường thai kỳ, tức chiếm tỷ lệ từ 2 – 4%. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường biểu hiện rõ nhất, gây cho mẹ bầu cảm giác đói, khát nước liên tục, đi tiểu mất kiểm soát hoặc cảm thấy cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi quá mức mặc dù ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Do đó, mẹ bầu và người thân trong gia đình nên chú ý nhiều hơn, nếu phát hiện những dấu hiệu này hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được làm xét nghiệm và điều trị kịp thời nhé!

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Xem thêm:

1. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên biết?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu bị rối loạn và tăng cao trong thời kỳ mang bầu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin trong thai kỳ. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy của bạn tạo ra, hoạt động như chìa khóa để đưa lượng đường trong máu vào các tế bào trong cơ thể bạn để sử dụng làm năng lượng.

Khi mang thai, cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone hơn và trải qua những thay đổi khác, chẳng hạn như tăng cân. Những thay đổi này khiến các tế bào của cơ thể bạn sử dụng insulin kém hiệu quả hơn, một tình trạng gọi là kháng insulin. Kháng insulin làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể bạn.

Tất cả phụ nữ mang thai đều bị kháng insulin trong giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị kháng insulin ngay cả trước khi mang thai. Họ bắt đầu mang thai với nhu cầu insulin tăng lên và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

2. Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, chúng thường diễn ra một cách âm thầm nên rất khó nhận biết. Đa phần, các chị em phụ nữ phát hiện mình bị tiểu đường khi đi làm xét nghiệm trong quá trình khám thai định kỳ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, vẫn có một số phụ nữ phát triển các triệu chứng sau đây nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết), chẳng hạn như:

  • Khát nước liên tục, ngày càng tăng dần
  • Đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có kiến bâu
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi, mờ mắt
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy liên tục
  • Tăng cân hoặc sụt cân bất thường,…

Bạn biết đấy, một số triệu chứng này phổ biến trong giai mang thai và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, cách tốt nhất là nên nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào mà mình đang gặp phải nhé!

Xem ngay: Dấu hiệu “cảnh báo” bạn đang bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

3. Ai có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nhiều nhất?

Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, những chị em phụ nữ dưới đây có nguy cơ cao hơn:

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
    • Người thừa cân, béo phì
  • Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ trên 40 tuổi
  • Người đã từng sinh con nặng ≥ 4,5kg
  • Đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc phẫu thuật giảm cân khác,…

Nếu bạn là một trong số những nguy cơ trên thì khi mang thai nên thường xuyên đến cơ sở y tế để tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhé!

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

4. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Thông thường phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thai nhi vẫn phát triển bình thường, các dấu hiệu tiểu đường giai đoạn mang thai cũng chấm dứt sau khi sinh. Tuy nhiên, một số người lại không may mắn như vậy, và sau đây là một số hậu quả ảnh hưởng đến thai nhi:

biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ

  • Cân nặng khi sinh quá mức – điều này có thể dẫn đến nhữ
  • ng khó khăn trong quá trình sinh nở và làm tăng khả năng cần phải chuyển dạ hoặc sinh mổ
  • Đa ối – quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh em bé) trong bụng mẹ, có thể gây chuyển dạ sớm hoặc Ảnh hưởng đến các vấn đề khi sinh nở 
  • Trẻ sinh non – sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ
  • Tiền sản giật – tình trạng gây ra huyết áp cao khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị
  • Em bé của bạn bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (bệnh vàng da) sau khi sinh, có thể cần điều trị tại bệnh viện
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cao hơn
  • Thai chết lưu. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫ
  • n đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh
  • Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời.

5. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu cao (glucose) bắt đầu trong thời kỳ mang thai. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu trong quá trình mang thai.

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

5.1. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Các khuyến nghị về chế độ ăn uống sau đây dành cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ KHÔNG dùng insulin.

Để có một chế độ ăn uống cân bằng, bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Nếu bạn là người ăn chay hoặc ăn kiêng đặc biệt, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng bạn đang có một chế độ ăn uống cân bằng.

Tóm lại, bạn nên ăn:

  • Nhiều trái cây ( bưởi , đu đủ, bơ, quả mâm xôi, dâu tây, cam…) và rau xanh (bắp cải, súp lơ xanh, cà tím, ớt chuông, rau diếp, cải bó xôi,…)
  • Một lượng vừa phải protein nạc và chất béo lành mạnh
  • Một lượng vừa phải ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo, cộng với các loại rau có tinh bột, chẳng hạn như ngô và đậu Hà Lan
  • Bạn nên ăn ba bữa nhỏ đến vừa phải và một hoặc nhiều bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Đừng bỏ bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Giữ số lượng và loại thực phẩm (carbohydrate, chất béo và protein) giống nhau hàng ngày. Điều này có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Uống đủ nước.

Xem thêm:

5.2. Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

  • Hạn chế thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây và bánh ngọt
  • Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên,…
  • Không nên ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: dầu oliu, các loại hạt…

Tóm lại, để phòng tránh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng sau: Vitamin & khoáng chất, chất đạm, chất béo có lợi, carbohydrate lành mạnh. 

Bên cạnh đó, chị em khi mang thai nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh cân nặng vượt mức khuyến nghị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *