Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Bị tiểu đường nên ăn khoai lang gì?

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm bởi vì trong khoai lang có chứa một lượng đường nhất định. Nhiều người thì cho rằng “bị tiểu đường thì tuyệt đối không nên ăn khoai lang” nhưng một số luồng ý kiến khác lại cho rằng “bị tiểu đường vẫn có thể ăn khoai lang nhưng chỉ cần tiết chế lại số lượng để cân bằng lượng đường trong máu”. Vậy đâu là câu trả lời chính xác thì hãy cùng ngaviet.com tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết này nhé!

tiểu đường ăn khoai lang được không

Xem thêm:

1. Bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Câu trả lời là CÓ.

Xem thêm:

Tuy nhiên, theo bác sĩ, Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: 

“Khoai lang có chứa một lượng calo và lượng đường nhất định nhưng vẫn ở mức thấp. Đồng thời, loại rau củ này còn giàu chất xơ giúp người bệnh no lâu, không gây cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể. 

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần dung nạp vừa phải, KHÔNG NÊN ăn quá nhiều khoai lang trong một ngày. 

Theo khuyến cáo, trong mỗi bữa, người bị đái tháo đường nên ăn ít hơn 200g khoai lang. Chỉ nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp và không nên ăn khoai lang chiên hoặc nướng nhé!

Xem thêm: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

2. Lợi ích của khoai lang đối với người đang bị tiểu đường

tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không

Khoai lang là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: chất xơ, chất đạm, canxi, vitamin A, vitamin C, K. 

Loại thực phẩm này có khả năng cân bằng insulin nên người bị tiểu đường vẫn có thể ăn khoai lang nếu ăn đúng cách. Đặc biệt là khoai lang trắng.

Đồng thời, khoai lang giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh tiểu đường loại bỏ nhiều chất không cần thiết ra khỏi dạ dày, làm mềm phân và không gây táo bón.

Xem thêm: Các loại vitamin cần thiết cho cơ thể giúp bạn “sống thọ” hơn nếu được bổ sung đầy đủ

3. Một số loại khoai lang mà người bị tiểu đường có thể lựa chọn?

Khoai lang tím

bệnh tiểu đường có an được khoai lang khôngKhoai lang tím là loại thực phẩm bình dân, quen thuộc, dễ tìm mua ở bất cứ khu chợ nông sản nào tại Việt Nam. 

Ngoài các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì trong khoai lang tím có chứa anthocyanin (chất này có khả năng ngăn ngừa béo phì, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2).

Khoai lang cam

Khoai lang cam được tìm thấy nhiều ở Hoa Kỳ. Loại thực phẩm có màu nâu đỏ bên ngoài và màu cam bên trong phần thịt. 

So với khoai lang trắng thì khoai lang cam chứa nhiều chất xơ hơn. Chỉ số GI trong khoai lang cam cũng thấp nên thường được người bệnh tiểu đường ở tại Hoa Kỳ lựa chọn.

Khoai lang trắng Nhật Bản

Mặc dù tên gọi là khoai lang trắng nhưng thực chất chúng lại có màu vàng bên trong màu tím bên ngoài. Loại khoai lang này có thể làm chậm quá trình hấp thu lượng đường huyết sau khi ăn nhờ thành phần có chứa caiapo.

4. Bị tiểu đường ăn khoai lang sao cho đúng?

4.1. Cách chế biến khoai lang sao cho phù hợp với người tiểu đường?

Mặc dù bị tiểu đường vẫn có thể ăn được khoai lang nhưng mỗi cách chế biến sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết (GI).

Như ngaviet.com đã đề cập ở phần đầu bài viết, người bị tiểu đường nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp thay vì chiên hoặc nướng. 

Đặc biệt, thời gian luộc càng cao thì lượng GI càng thấp. Luộc khoảng 30 phút thì chỉ số GI rơi vào khoảng 46. Tuy nhiên nếu chỉ luộc chừng 8 phút thì GI có thể lên đến 61.

bị tiểu đường ăn khoai lang được không

Cách chế biến

Chỉ số GI Chỉ số GL

Luộc bình thường

44

11

Bỏ vỏ, cắt khúc để luộc

46

15

Nướng

82

37

Chiên 75

24

Lưu ý

Chỉ số đường huyết (GI) được phân thành 3 mức độ

– Thấp (GI: 1-55)

– Trung bình (GI: 56-69)

– Cao (GI: >=70)

Chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể (GL):

– Thấp: (GL: <= 10)

– Trung bình: (GL: 11 – 19)

– Cao: (GL: >=20).

4.2. Bị bệnh tiểu đường ăn khoảng bao nhiêu khoai lang?

Ngoài quan tâm đến cách chế biến thì người mắc bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý liều lượng nạp vào cơ thể bao nhiêu là phù hợp. 

Trung bình trong 100g khoai lang có 28,5g carbs. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo thì người bệnh tiểu đường chỉ nên nạp từ 40 – 50g carbs mỗi bữa ăn. 

Do đó, bị tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang (tương đương một nắm tay) là được nhé!

4.3. Thời điểm thích hợp người bị tiểu đường có thể ăn khoai lang

Vấn đề quan tâm cuối cùng nhưng cũng đặc biệt quan trọng là người bệnh tiểu đường nên ăn khoai vào thời điểm nào trong ngày.

Buổi sáng là thời điểm thích hợp để ăn khoai lang hơn so với buổi trưa chiều. Tuy nhiên, quá trình bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sử dụng khoai lang thì nên cân đối các chế phẩm khác vì thực phẩm này chứa nhiều tinh bột.

Bạn không nên ăn quá thường xuyên mà thay vào đó có thể ăn kèm thêm rau có màu xanh đậm, trái cây. Và tuyệt đối không nên ăn khoai lang sống vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bệnh nhân bị tiểu đường nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào nếu chưa chắc chắn về bệnh tình của mình.

Bài viết được tham khảo bởi các nguồn: tamanhhospital.vn, vimec.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *