Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai. Theo thống kê cứ 7 chị em phụ nữ mang thai thì lại có 1 người bị tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để nhận biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên ăn gì? Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khoảng bao nhiêu tiền? Nên xét nghiệm ở đâu? Tất cả câu trả lời đều có trong bài viết này. Nào cùng ngaviet.com tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm: Top những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn?
1. Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối đều ít lộ rõ triệu chứng. Do đó, khá khó để nhận biết, đa phần các mẹ bầu phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ là khi đi xét nghiệm hoặc thăm khám thai thường xuyên.
Tuy nhiên, mặc dù ít biểu hiện nhưng mẹ bầu vẫn có thể chẩn đoán liệu mình có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hay không, thông qua các dấu hiệu sau:
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Khát nước bất thường và đi tiểu nhiều hơn
- Mệt mỏi, kiệt sức, người thiếu sức sống
- Thường bị mờ mắt trong thời gian ngắn
- Các vết trầy xước hay vết thương hở khó lành
- Vùng kín viêm nhiễm, bị ngứa, bị nhiễm nấm
- Nước tiểu thấy có kiến bâu vào
- Ăn uống không kiểm soát,…
Mẹ bầu hãy chú ý lắng nghe cơ thể để nhận biết mình có những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ tháng cuối này không nhé! Nếu có hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và làm xét nghiệm nhé!
2. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ sinh non, sẩy thai, thai lưu,…Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường dễ bị cao huyết áp hơn so với các sản phụ khác.
Đồng thời, nếu giai đoạn tiểu đường thai kỳ chưa được điều trị kịp thời có thể sẽ chuyển biến sang bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ về lâu về dài.
3. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên ăn gì?
Như đã đề cập ở trên, bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu cần hết sức cẩn thận để có thể vừa cân bằng lượng đường trong máu vừa có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên ăn gì?
– Thứ nhất: Mẹ bầu cần bổ sung protein, carbohydrate: thịt, cá, trứng,…và chất xơ từ rau củ: Xà lách, bông cải xanh, súp lơ trắng,…
– Thứ hai: Thay các đồ ăn vặt nhẹ như bánh quy, kẹo,…thành các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hay thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây (táo, cam, bưởi,…), đậu Hà Lan, đậu lăng, cà rốt,…
– Thứ 3: hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột: cơm trắng, khoai tây, bánh mì trắng,…
– Thứ 4: Không lạm dụng nước mía, nước dừa để làm để làm trong nước ối…
– Thứ 5: Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày.
Có thể bạn chưa biết:
- Các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường? Người bị tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
- Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Bị tiểu đường nên ăn khoai lang gì?
4. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
4.1. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 1
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Ngô | 1 bắp |
Trứng gà luộc | 2 quả | |
Salad rau bina | 1 đĩa vừa | |
Quả bơ | ⅓ quả | |
Bữa phụ sáng | Bánh quy ngũ cốc không đường | 6 miếng |
Chuối | ½ quả | |
Bữa trưa | Cơm gạo lứt | 1 bát |
Ức gà nướng | 60g | |
Salad cà chua bi dầu oliu | 1 đĩa | |
Bữa phụ chiều | Óc chó | 30g |
Chuối | ½ quả | |
Bữa tối | Ức gà nướng | 60g |
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt | 2 lát | |
Khoai lang nướng | ½ củ | |
Salad rau xà lách | 1 đĩa vừa | |
Bữa phụ tối | Sữa không đường | 240ml |
Có thể bạn cần: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
4.2. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 2
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Bánh mì ngũ cốc | 1 – 2 phần |
Trứng luộc | 2 quả | |
Bữa phụ sáng | Sữa chua không đường | 200g |
Bột yến mạch | 60ml | |
Bữa trưa | Cơm gạo lứt | 1 bát |
Bông cải xanh luộc | 1 đĩa vừa | |
Cá nướng | 1 miếng phi lê | |
Súp bí đỏ | 1 bát | |
Bữa phụ chiều | Bánh ngô | 1 miếng |
Táo nhỏ | 1 quả | |
Bữa tối | Cơm gạo lứt | 1 bát |
Tôm nướng | 100g | |
Canh rau nấu thịt nạc | 1 bát | |
Dâu tây | 3 quả | |
Bữa phụ tối | Sữa chua không đường | 1 hộp |
Bánh mì ngũ cốc | 1 lát |
4.3. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 3
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Trứng ốp | 1 quả |
Thanh long ruột đỏ | ⅓ quả | |
Bữa phụ sáng | Táo | ½ quả |
Bơ đậu phộng | 1 thìa | |
Cà phê | 1 cốc | |
Bữa trưa | Cơm trắng | 1 bát |
Canh rau mồng tơi nấu tôm | 1 bát | |
Thịt luộc | 50g | |
Bữa phụ chiều | Sữa không đường | 240ml |
bánh mì nho | 1 lát | |
Bữa tối | Cơm diêm mạch | 1 bát |
Cá hồi áp chảo | 1 miếng phi lê | |
Canh kimchi | 1 bát | |
Ổi | 1 quả nhỏ | |
Bữa phụ tối | Bơ đậu phộng | 2 thìa |
Sữa không đường | 240ml |
4.4. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 4
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Bột yến mạch nấu chín | 1 bát vừa |
Thanh long | ⅓ quả | |
hạt điều | 20g | |
Bữa phụ sáng | Bánh mì nguyên cám | 2 lát |
Bơ | ½ quả | |
Bữa trưa | Ức gà nướng | 60g |
Khoai lang luộc | 1 củ | |
Salad rau xà lách | 1 đĩa | |
Bữa phụ chiều | Đậu phộng | 30g |
Kiwi | 1 quả | |
Bữa tối | Cháo yến mạch nấu tôm | 1 bát |
Ngô luộc | 1 bắp | |
Salad rau bina | 1 đĩa | |
Bữa phụ tối | Sữa không đường | 240ml |
4.5. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 5
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Sinh tố trái cây | chuối (1 quả), dâu tây (2 quả), sữa hạnh nhân (150ml), hạt lanh (1 thìa), bơ (1 thìa) |
Bữa phụ sáng | Sữa chua Hy Lạp | 200g |
Chuối | ½ quả | |
Bữa trưa | Đậu đen hấp | 1 bát |
Sữa hạnh nhân | 200ml | |
Cá hồi nướng | 1 miếng phi lê | |
Bữa phụ chiều | Bánh mì nguyên hạt | 2 lát |
Bơ đậu phộng | 2 thìa | |
Bữa tối | Miến nấu gà | 1 bát |
Khoai lang | ½ củ | |
Salad ức gà | 1 đĩa | |
Bữa phụ tối | Sữa chua Hy Lạp | 1 cốc |
Chuối | ½ quả |
4.6. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 6
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Bánh mì nguyên cám | 2 lát |
Salad nấm và cà chua | 1 bát vừa | |
Bữa phụ sáng | Lê | ½ quả |
Sữa ít béo | 240ml | |
Bữa trưa | Phở bò gạo lứt | 1 bát |
Bánh mì ngũ cốc | 2-3 lát | |
Thanh long ruột đỏ | ½ quả | |
Bữa phụ chiều | Lê nướng quế | ½ quả |
Sữa chua không đường | 1 hộp | |
Bữa tối | Thịt nướng | 130g |
Súp lơ xanh luộc | 1 đĩa | |
Khoai tây | 1 củ | |
Bữa phụ tối | Sữa đậu nành nguyên chất | 240ml |
4.7. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ngày 7
Bữa ăn | Món ăn | Liều lượng |
Bữa sáng | Mì gà xào rau củ | tỷ lệ: ¼ gà, ¼ mì, ½ rau |
Bữa phụ sáng | Hạt điều | 20g |
Bánh quy nguyên cám | 6 miếng | |
Bữa trưa | Cá ngừ | 90g |
Salad trộn ngũ cốc nguyên hạt | 1 đĩa | |
Táo | ½ quả | |
Bữa phụ chiều | Bánh quy hạt chia | 3 miếng |
Bơ | ½ quả | |
Bữa tối | Cơm | 1 bát |
Đậu hũ | 170g | |
Salad rau trộn | 1 đĩa | |
Rau luộc | 1 đĩa | |
Bữa phụ tối | Bột yến mạch trộn sữa không đường | 240ml |
5. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?
Nếu bạn cảm thấy đa phần mình đều có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà ngaviet.com đã liệt kê ở trên thì nhanh chóng đến các phòng khám, cơ sở y tế làm xét nghiệm nhé!
Hiện nay, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dao động từ 200.000 – 400.000đ. Tuy nhiên, số tiền này chỉ mang tính chất tham khảo, vì thực tế chi phí này có thể tăng hoặc giảm còn tùy thuộc vào nơi xét nghiệm, cơ sở vật tư y tế hay chế độ khám,…