Loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ và nguyên nhân gây ra?

Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe có thể kể đến như loãng xương sau mãn kinh, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả là gãy xương nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Loãng xương sau mãn kinh là gì?

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương kèm mất xương, suy giảm cấu trúc vi thể và chất lượng xương, hậu quả là tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi biến cố gãy xương xảy ra. Thống kê cho thấy, khoảng 71% phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Sàng lọc và đánh giá nguy cơ giúp tiên lượng biến cố gãy xương trên các đối tượng loãng xương. Sử dụng thuốc giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình mất xương. Tại Hoa kỳ, thống kê cho thấy 50% phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương. Những phụ nữ sau mãn kinh đã từng gãy xương có nguy cơ gãy xương khác trong vòng 1-2 năm. Tuy nhiên, chỉ 24% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương được điều trị trong năm đầu tiên sau gãy xương.

Xương Bình Thường                                                                       Loãng Xương

(Nguồn: tuổi trẻ online)

Nguyên nhân gây ra loãng xương:

– Giảm estrogen: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm mạnh, dẫn đến mất mật độ xương nhanh chóng.

– Thay đổi nội tiết tố khác: Ngoài estrogen, các nội tiết tố khác như progesterone, testosterone và calcitonin cũng có thể ảnh hưởng đến mật độ xương.

– Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị loãng xương, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

– Lối sống ít vận động: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường mật độ xương.

– Hút thuốc lá: Làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.

– Uống nhiều rượu bia: Làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.

– Một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc corticosteroid và thuốc chống co giật có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Triệu chứng:

Các đặc điểm của việc bị loãng xương sau mãn kinh thường không được thể hiện rõ cho đến khi trọng lượng giảm trên 30%. Đa phần người bệnh sẽ không phát hiện ra bản thân bị loãng xương cho đến khi cơ thể yếu đi và dễ bị gãy xương ngay cả các trường hợp tác động từ các chân thương nhỏ như là trật cổ chân, va đập nhẹ,……Nhưng bên cạnh đó cũng có 1 số triệu chứng mà bạn có thể nhìn nhận ra như là:

– Loãng xương thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu.

– Khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Đau nhức xương.

+ Dễ gãy xương.

+ Mất chiều cao.

+ Cột sống cong (gù).

+ Xẹp đốt sống. Phòng ngừa:

– Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất quan trọng giúp duy trì mật độ xương. Nên bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

– Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường mật độ xương, nên tập các bài tập chịu lực như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

– Bỏ hút thuốc lá, uống rượu, bia: Giảm nguy cơ loãng xương.

– Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Nếu bạn có nguy cơ cao bị loãng xương, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị để giúp tăng cường mật độ xương.

Phụ nữ sau mãn kinh nên đi khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát loãng xương và có biện pháp điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng thông qua các nội dung trên sẽ giải đáp được các thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi web thường xuyên để được cập nhật thêm các kiến thức mới nhé!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *