Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì? Top 6 cách giúp bé ăn ngon mẹ nên biết

Chắc hẳn ba mẹ nuôi con nhỏ đều gặp ít nhất một lần triệu chứng biếng ăn ở trẻ, trẻ cả ngày chẳng chịu ăn uống, người cứ lờ đờ, mệt mỏi. Tình trạng biếng ăn kéo dài khiến cơ thể của con trẻ bị thiếu chất, người mệt mỏi, suy nhược, làm “kìm hãm” sự phát triển của bé. Vậy thì, khi trẻ biếng ăn cần bổ sung gì? Cách giúp bé ăn ngon như thế nào? Ba mẹ hãy cùng ngaviet.com tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

tre-bieng-an-can-bo-sung-gi

1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống, trẻ ít ăn hơn so với bình thường, tình trạng này phổ biến ở các bé có độ tuổi từ 1-6 tuổi. Biếng ăn có nhiều nguyên nhân như:

  • Khẩu phần ăn không cân đối: không cần bằng đủ 4 nhóm thực phẩm chính: protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: ăn vặt, uống sữa quá nhiều,…
  • Do thay đổi sinh lý: trẻ bắt đầu biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng…
  • Trẻ bị bệnh: viêm loét vùng miệng, sâu răng, viêm đường hô hấp,…
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, táo bón…
  • Trẻ ham chơi, không màng đến việc ăn uống
  • Bị thay đổi môi trường sống
  • Trẻ từng bị thương đường tiêu hóa (hóc, sặc)
  • Trẻ ít vận động,…

giup-tre-an-ngon-ngu-ngon

2. Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì?

2.1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Loại vitamin này tham gia vào quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể, kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn ngon miệng tự nhiên. 

Vitamin nhóm B cụ thể là: B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12 giúp cho não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Mẹ nên bổ sung thực phẩm nhóm B này từ các loại rau củ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. 

  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Rau mùi tây
  • Ớt
  • Thịt
  • Chuối, táo, lê
  • Các loại hạt ngũ cốc.

thuc-pham-giup-be-an-ngon

Có thể bạn chưa biết:

2.2. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Việc bổ sung kẽm giúp bé ăn ngon hơn là hoàn toàn chính xác. Điều này đã được các chuyên gia nghiên cứu, bác sĩ đồng ý khi được hỏi có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hay không?

Khi cơ thể của trẻ thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình phát triển, suy dinh dưỡng,…Nếu bạn thấy con trẻ thường có những dấu hiệu sau đây thì nên nhanh chóng dung nạp kẽm cho bé ngay nhé!

  • Bé không tập trung, mệt mỏi, hay buồn ngủ
  • Không chịu ăn, không nhận biết vị của món ăn
  • Tiêu hoá kém
  • Thể chất của bé không phát triển
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,…

Cho trẻ hấp thu đủ kẽm sẽ giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh, khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ lúc này cũng tốt hơn, cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.

mẹo giúp bé ăn ngon ngủ ngon

Và sau đây là một số thực phẩm giàu kẽm ba mẹ có thể tham khảo: 

  • Tôm đồng
  • Lươn
  • Hàu, sò
  • Gan lợn
  • Sữa
  • Thịt bò, thịt heo, thịt cừu
  • Lúa mạch, ngũ cốc
  • Các loại hạt như: hạt bí, hạt dẻ, điều, hạnh nhân, đậu đỏ, đậu xanh,…

2.3. Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ

Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất luôn đồng hành và hỗ trợ nhau giúp cơ thể của trẻ phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là quá trình phát triển xương và răng của bé. 

Những thực phẩm giàu vitamin D và canxi: hải sản, trứng, thịt bò, sữa, phô mai, đậu hũ,…

bo-sung-canxi-giup-be-an-ngon

2.4. Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Trẻ có biểu hiện da xanh xao, hay mệt mỏi, lười vận động có thể là do thiếu sắt và mẹ cần bổ sung ngay. 

Một số thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, đậu xanh, bí đỏ, rau má, rau bina, rau ngót, rau mồng tơi, rau muống, súp lơ xanh…

2.5. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Cụ thể là trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc táo bón…thường xuyên. 

Chất xơ trong các loại rau củ rất có lợi cho đường ruột của bé, giúp điều hòa nhu cầu động ruột và cân bằng hệ sinh thái vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp ngăn ngừa các tình trạng về hệ tiêu hóa của trẻ, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

giúp trẻ ăn ngon hấp thu tốt

3. Những cách giúp bé ăn ngon hấp thu tốt

Nhiều gia đình vì muốn giúp bé ăn ngon miệng hơn mà ép con trẻ ăn thái quá điều này không những không giúp trẻ ăn ngon hơn mà còn tạo áp lực tâm lý cho trẻ mỗi lần vào bàn ăn. 

Do đó, ba mẹ nên tham khảo và áp dụng các cách giúp trẻ ăn ngon hấp thu tốt ngaviet.com đề cập ngay sau đây:

3.1. Thực đơn đa dạng, thay đổi thường xuyên

Nhiều phụ huynh lo sợ khi thay đổi thức ăn khiến vị giác của trẻ ăn chưa quen nên làm trẻ biếng ăn. Nhưng mẹ đừng lo, chỉ cần bạn cho một lượng thức ăn nhỏ vào khẩu phần ăn yêu thích của trẻ mỗi ngày là được.

Ban đầu có thể trẻ chưa quen nên hay từ chối món ăn đó, lúc này mẹ cần kiêng nhẫn và quan sát xem trẻ thích món ăn gì để tìm thực đơn phù hợp.

3.2. Trang trí món ăn xinh xắn, đầu tư vật dụng ăn uống

Việc chế biến món ăn đa dạng cùng các màu sắc từ rau củ tự nhiên hay trang trí đẹp đẽ bằng những hình thù lạ lạ có thể dụ dỗ và kích thích sự thèm ăn của trẻ ngay đấy.

Bên cạnh đó, trẻ con thường hiếu kỳ và lạ mắt khi thấy một món đồ gì đó xinh xắn. Do đó, mẹ có thể đầu tư bộ bát đĩa, đũa muỗng thật đáng yêu hình con gấu ngộ nghĩnh, hình hoa cỏ xinh xắn để tạo cảm hứng ăn uống cho trẻ.

thuc-pham-giup-be-an-ngon

3.3. Tránh chửi mắng, ép con phải ăn

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con trẻ suốt ngày chẳng ăn uống được gì nên lo sợ con sẽ suy nhược cơ thể và đâm ra ép buộc, lớn tiếng với con, bắt con phải ăn mới cho chơi,…

Nhưng điều này lại là “con dao hai lưỡi” dẫn đến tình trạng trẻ kén ăn, sợ ăn thay vì ăn ngon hơn. 

Mẹ cũng có bữa ăn nhiều bữa ăn ít thì con trẻ cũng vậy. Do đó, mẹ đừng ép con ăn thái quá mà hãy tôn trọng và có biện pháp hợp lý như giỗ dành nhỏ nhẹ với con, lắng nghe con muốn gì,…

3.4. Để trẻ tự ăn

tre-bieng-an-can-bo-sung-gi

Để bữa cơm trở nên vui vẻ hơn ba mẹ hãy để con tự cảm nhận các món ăn thông qua những hành động chạm, bốc, tự xúc ăn, ngửi, quan sát thức ăn,…

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ khi con tự ăn sẽ rất mất thời gian, đặc biệt con sẽ dính bẩn khắp người nên chỉ cần dính một hạt cơm vào tay hay quần áo là lại bật chế độ lớn tiếng chửi mắng.

Điều này vô tình khiến trẻ không thể rèn luyện được tính độc lập, không tự cảm nhận mùi vị thức ăn, khiến trẻ chẳng còn thích thú. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích con trẻ, vỗ tay động viên khi thấy con có thể tự ăn.

Lưu ý: Trước khi để trẻ tự ăn mẹ nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhé!

3.5. Tuân thủ nguyên tắc 4 “không” khi ăn

“Không ăn rong, không tivi, không đồ chơi, không đồ ăn vặt” ba mẹ nên nhớ thực hiện trong quá trình trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì mới có hiệu quả nhé!

Khi trẻ vừa ăn, vừa chơi, vừa xem tivi sẽ làm bé phân tâm và không cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn dẫn đến gây hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trước bữa ăn mẹ không nên cho trẻ ăn vặt lung tung làm trẻ no bụng. 

3.6. Cho trẻ vận động nhiều

Vận động không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng mà còn là yếu tố góp phần giúp bé ăn ngon hơn. Chẳng em bé nào vận động cả ngày mà chán ăn cả.

Vận động giúp máu lưu thông tốt, tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp trẻ nhanh đói và kích thích ăn ngon.

Mẹ có thể cho bé đi bộ, đạp xe, chạy nhảy vui chơi ngoài công viên,…việc này làm tiêu tốn năng lượng nên trẻ nhanh đói hơn.

Hy vọng với những “bí kíp” mà ngaviet.com đã chia sẻ có thể giúp bé ăn ngon miệng, lớn nhanh và phát triển toàn diện hơn. 

 

>>> Nguồn bài viết được tham khảo bởi Hệ thống Y Tế: vimec.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *